Trang chủ » Pháp luật
07/04/2022 16:39

Ôɴɢ ᴄʜủ ᴛậᴘ Đᴏàɴ ᴘʜá Đỉɴʜ Ғᴀɴsɪᴘᴀɴ, Xớɪ ᴛᴜɴɢ Đà ɴẵɴɢ, ʟấɴ ʙɪểɴ Ǫᴜảɴɢ ɴɪɴʜ, Xẻ ᴛʜịᴛ ᴘʜú Ǫᴜốᴄ Có Ʀơɪ ᴠàᴏ ᴛầᴍ ɴɢắᴍ?

Phá đỉnh Fansipan, xới tung Đà Nẵng, lấn biển Quảng Ninh, Sun Group liệu có vào tầm ngắm?

Vài năm gần đây, Lê Viết Lâm (Chủ tịch tập đoàn S.U.N Group) đã trở thành một trong những tay đại gia bất động sản đình đám trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, giải trí dành riêng cho giới thượng lưu. Tuy nhiên, đằng sau mỗi công trình hào nhoáng được bồi đắp dưới bàn tay của S.U.N Group chính là những thảm họa môi trường nghiêm trọng, biến tập đoàn này trở thành kẻ thù trong mắt đại đa số người dân. “S.U.N Group đi tới đâu sơn thần thổ địa ở đó hiện ra quỳ lạy rối rít” chính là câu nói miêu tả chính xác cách phá hoại môi trường của tập đoàn này trên khắp cả nước. Sau khi phá nát đỉnh Fansipan, xới tung Đà Nẵng, lấn biển Quảng Ninh, S.U.N Group còn ngày đêm “xẻ thịt” hàng chục ha rừng phòng hộ tại Phú Quốc để phục vụ cho mục tiêu thu lợi khủng. Một doanh nghiệp như vậy, không vào tầm ngắm của cơ quan chức năng mới lạ.

Đằng sau mỗi công trình hào nhoáng được bồi đắp dưới bàn tay của S.U.N Group chính là những thảm họa môi trường nghiêm trọng

Dư luận từng xôn xao, báo chí từng rùm beng về việc S.U.N Group ngang nhiên tàn phá sinh cảnh Vườn Quốc gia Hoàng Liên, chiếm nơi ăn chốn ở của biết bao người dân để phục vụ cho “Quần thể công trình du lịch văn hoá dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan Sa Pa”, được khởi công xây dựng từ tháng 11/2013. Với dự án cáp treo hơn 50ha cần phải trình Quốc hội trước khi khởi công, S.U.N Group bị hoài nghi đã cố tình lách luật không trình ra Quốc hội mà ngang nhiên phá nát vườn quốc gia Hoàng Liên.

Tại đây, S.U.N Group ngày đêm dùng mìn nổ đá, chặt hạ cây rừng, đe dọa sinh mạng và hủy hoại môi trường sống của hàng trăm loài động vật quý hiếm trong rừng quốc gia. Tuy nhiên, bằng cách rót mật vào tai chính quyền sở tại bằng cụm từ “ hệ thống cáp treo hiện đại nhất”, S.U.N Group đã biến mọi nỗ lực phản đối của dư luận đều trở thành “đá ném ao bèo”. Từ khi hoàn thành tới nay, tiền của kẻ giàu cứ thế rót vào túi của S.U.N Group, đổi lại một thảm rừng bị tàn phá, những hộ dân sống dựa vào dãy Hoàng Liên Sơn rơi vào cảnh mất kế sinh nhai.

Sau Sapa, tháng 9/2014, S.U.N Group tiếp tục khởi công dự án Công viên Đại Dương Hạ Long tại thành phố Hạ Long, địa danh hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Để phục vụ dự án, hàng trăm ha mặt biển thuộc vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, vốn bị cấm xâm phạm theo hồ sơ di sản cũng như quy định của UNESCO, đã bị san lấp một cách vô tội vạ, bất chấp sự phản đối của dư luận. Bên cạnh đó, trong suốt thời gian S.U.N Group thi công dự án đã làm nghẽn đường ống thoát nước tại Phường Bãi Cháy, khiến người dân nơi đây rơi vào tình trạng ngập úng cục bộ kéo dài mỗi khi mùa mưa bão về.

Để xây dựng trụ cáp treo tại độ cao hơn 3.000m, đơn vị thi công đã dùng mìn nổ đá

Cây trúc ở độ cao 2.600 – 3.100m bị đơn vị thi công chặt hạ để phục vụ cho quá trình xây dựng cáp treo và đường điện lên Fansipan.

Từ khi có dự án Công viên Đại Dương Hạ Long tình trạng cứ mưa là ngập úng xảy ra thường xuyên

Cũng là dự án Công viên Đại Dương nhưng được khởi công tại Sơn Trà (Đà Nẵng) vào tháng 01/2017, S.U.N Group tiếp tục san lấp 100ha mặt biển ngay khúc làng chài Thọ Quang, dưới chân bán đảo Sơn Trà. Việc lấn biển không những xâm hại quần thể san hô cần được bảo vệ của Sơn Trà, mà còn nhẫn tâm đẩy hàng trăm hộ dân sống bằng nghề bám biển của làng chài Thọ Quang rơi vào cảnh cùng quẫn vì mất “cần nuôi cơm”. Đáng chú ý, việc S.U.N Group xây dựng hệ thống cáp treo đưa du khách đi thẳng từ bến du thuyền lên đỉnh Bàn Cờ đã bị các chuyên gia lên tiếng cảnh báo về việc đe dọa trực tiếp đến môi trường sống của loài voọc chà vá chân nâu, loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao chỉ có tại Sơn Trà.

Không hiểu vì sao, vụ việc tại Sơn Trà từng bị báo chí phanh phui sẽ hủy hoại quần thể sinh học, nhưng ngay sao đó hàng loạt tờ báo chính thống đều hạ bài mà không có một thông báo cụ thể nào. Dư luận khi đó đặt câu hỏi: “S.U.N Group đã dùng tiền để bịt miệng truyền thông?”.

Chưa hết, tại Phú Quốc mới đây S.U.N Group vừa cho ra mắt dự án biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao Sun Premier Village Kem Beack Resort tại Bãi Kem được đánh giá sẽ giúp S.U.N Group “sinh lời rất lớn” và còn nhiều dự án khác như biệt thự tại mũi Ông Đội, cáp treo Hòn Thơm, sân golf Bãi Khem,…

Các dự án S.U.N Group triển khai đã khiến hàng trăm hộ dân địa phương bị ép phải giải tỏa sang các khu vực khác sinh sống, mất nơi chôn nhau cắt rốn và cả kế sinh nhai. Chưa kể khoảng 16ha rừng phòng hộ và 30ha diện tích đất được sự hỗ trợ của Sở TTMT nhanh chóng bàn giao cho tập đoàn. Nhờ vậy mà chỉ trong thời gian ngắn hàng loạt các dự án của S.U.N Group lần lượt mở cửa. Không biết với những vết xe đổ của mình đã để lại dấu ấn trên khắp nước, liệu ở Phú Quốc, S.U.N Group có tiếp tục thực hiện các hành vi lách luật, phớt lờ đánh giá tác động môi trường, khẩn trương triển khai các dự án để “hốt bạc” bỏ qua những tác hại môi trường có thể dẫn tới?

Hàng loạt vạt rừng phi lao đang bị S.U.N Group cày trắng

Được biết, ở mỗi dự án bất động sản của mình, S.U.N Group sẵn sàng dùng máy ủi san lấp cả đình, chùa, nhà thờ họ tộc của dân, mà giá đền bù chỉ vỏn vẹn vài chục ngàn VNĐ/m2, sau đó rao bán lên gấp 1.000 lần. Liệu có phải chính nguồn siêu lợi nhuận thu được từ việc cưỡng chế thu hồi đất, đã tạo “đòn bẩy” cho một số vị lãnh đạo địa phương dễ dàng dung túng cho phép S.U.N Group san đất, lấp biển bất chấp hiểm họa môi trường? Với hàng loạt vạt rừng phi lao bị cày trắng như vậy, người dân ven biển ở khắp nước ngày đêm sống trong thấp thỏm lo sợ những rủi ro từ xói lở, gió bão, lũ lụt khi hàng chục ha rừng phòng hộ bị phá bỏ.

Đáng buồn thay, S.U.N Group chỉ là một trong số những kiểu làm giàu siêu tốc, bất chấp lợi ích quốc gia và quyền lợi chính đáng của người dân, tại Việt Nam hãy còn rất nhiều mafia kinh tế khác: Tập đoàn F.L.C của T.V.Quyết sẵn sàng cướp đất của dân nghèo, đẩy dân vào cùng quẫn để làm giàu từ các dự án bất động sản; hay vụ việc nóng hổi gần đây là Tập đoàn H.i.m L.a.m của ông Dương Công Minh chiếm toàn bộ đất trong sân bay để xây sân golf Tân Sơn Nhất, bỏ qua sự phát triển của ngành hàng không và tính mạng của hàng triệu người dân thành phố,… FLC thì đã chính thức bị “sờ gáy”, Sun Group liệu có cơ hội thoát tội chăng?

Thời gian gần đây, các vị lãnh đạo chủ chốt liên tục khẳng định cũng như chỉ đạo xử lý quyết liệt các vi phạm trong lĩnh vực bất động sản. Vậy thì với những sai phạm tiêu cực, những hành vi lách luật, gây hệ quả cho người dân như trên của Sun Group, thì chuyện Tập đoàn này rơi vào tầm ngắm chỉ là chuyện một sớm một chiều mà thôi.

Tin Liên Quan
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM